6-benh-da-lieu-va-nhung-nguy-co-dang-so
6 bệnh da liễu và những nguy cơ đáng sợ
01/08/2021 16:53:00 Đăng bởi Sapo Support (2) bình luận

Các bệnh da liễu và những nguy cơ sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Nếu bạn không muốn đối diện với những rủi ro chết người thì đừng bỏ qua các bệnh về da nhé!

Các bệnh về da như chàm, vẩy nến, bạch biến… không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến làn da mà còn có mối liên hệ với nhiều tình trạng bệnh khác. Bạn nên sớm gặp bác sĩ da liễu để điều trị dứt điểm các bệnh da liễu trước khi chúng diễn tiến nghiêm trọng và gây ra thêm nhiều bệnh nữa.

1. Bệnh da liễu khiến da khô và ADHD

Khi da không ngừng ngứa ngáy, khó chịu sẽ khiến bạn cảm thấy phiền toái và khó tập trung. Việc gãi liên tục cũng có thể khiến da bị trầy xước và nhiễm trùng nặng. Cảm giác da khô, ngứa ngáy khó chịu cũng dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Các chuyên gia tin rằng bệnh da liễu khiến da khô, ngứa có thể xem là nguyên nhân gây bệnh ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) ở cả người lớn và trẻ em. Trong một nghiên cứu mới năm 2016 được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh, bệnh nhân trưởng thành mắc các bệnh về da có nguy cơ mắc bệnh ADHD cao hơn 61%. Những người có nguy cơ cao nhất là những bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu và mất ngủ.

Nếu bạn gặp vấn đề về sự tập trung, khả năng quản lý thời gian kém và khó kiểm soát cảm xúc thì rất có thể là do chứng ADHD. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh da liễu của mình để xem xét mối liên hệ giữa các bệnh.

2. Bệnh chàm và chứng trầm cảm

 

Dấu hiệu của bệnh chàm là sự xuất hiện của các mảng da khô, ngứa, đỏ ở khu vực cổ, bàn tay hoặc khuỷu tay… Đây là một căn bệnh da liễu rất phổ biến và trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn so với người lớn.

Ngoài tổn thương trên da, điều đáng ngạc nhiên là căn bệnh ngoài da này còn có nguy cơ gây tổn thương cho sức khỏe tâm lý của bạn. Nhiều bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác thấy tâm trạng tồi tệ hoặc rối loạn trầm cảm nặng.

Cách điều trị bệnh chàm bằng thuốc bôi có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu như ngứa, rối loạn giấc ngủ và căng thẳng. Khi tình trạng bệnh đã đỡ hơn, bạn có thể thấy các vấn đề tâm lý cũng được cải thiện rõ rệt.

 

3. Bệnh vảy nến và vấn đề tim mạch

Vảy nến là một bệnh da liễu hình thành do cơ chế tự miễn. Bệnh xảy ra khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải. Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc căn bệnh ngoài da này là da khô, nứt nẻ, ngứa rát, đau nhức, các mảng da bắt đầu ửng đỏ và đóng vảy.

Bệnh vảy nến cũng có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Tổ chức Bệnh vảy nến Hoa Kỳ cho thấy những người mắc bệnh vảy nến ở dạng nặng có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn 58% và đột quỵ cao hơn 43% so với người bình thường. 

Thuốc điều trị vảy nến gồm nhiều dạng như bôi, tiêm, uống hoặc truyền tĩnh mạch hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng quang hóa trị liệu sử dụng ánh sáng chiếu vào vùng da bị vảy nến.

4. Chứng đỏ mặt và bệnh Alzheimer

 

Chứng đỏ mặt (hay còn gọi là bệnh rosacea) là một trong các bệnh da liễu phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt. Bệnh cũng thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ ở vùng mũi, cằm, má và trán. Các dấu hiệu của chứng đỏ mặt có thể bùng phát trong một thời gian từ vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần.

Điều đáng lo ngại là căn bệnh này còn có liên quan đến nguy cơ làm gia tăng chứng mất trí nhớ ở phụ nữ lên đến 28%, theo một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Annals of Neurology. Nếu mắc chứng đỏ mặt, đặc biệt là khi đã trên 60 tuổi thì bạn nên lưu ý với bác sĩ về tình trạng da của mình khi khám các bệnh về trí nhớ và hoạt động trí não.

Nếu bạn mắc chứng đỏ mặt ở dạng nhẹ thì có thể điều trị bằng kháng sinh dạng kem (metronidazole, clindamycin, erythromycin). Chứng đỏ mặt cũng thường xuyên tái phát nên bạn có thể phải dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng.

 

5. Bệnh bạch biến và vấn đề về tuyến giáp

Bạch biến là bệnh da liễu ảnh hưởng đến màu sắc của da. Khi bệnh bạch biến xuất hiện, các tế bào sản xuất ra sắc tố da bị phá hủy và không thể sản xuất sắc tố nữa. Vì vậy, một số vùng da của bạn sẽ bị mất sắc tố hay mất màu, trở thành cùng màu trắng. Các mảng da bị bạch biến thường không có cảm giác khi tiếp xúc. Vùng da này sẽ không gây đau hay ngứa và kích thước cũng rất đa dạng, có thể rộng đến 1,5 cm.

Nhiều nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để chứng minh mối liên hệ giữa bệnh bạch biến và các vấn đề về tuyến giáp. Khi tuyến giáp bị rối loạn chức năng có thể làm xuất hiện bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Bạn có thể dùng kem bôi steroid tại những khu vực da bị ảnh hưởng để tái tạo lại màu sắc da bình thường. Liệu pháp ánh sáng phối hợp với thuốc psoralen cũng là một cách điều trị có thể áp dụng.

6. Ung thư da và các loại ung thư khác

 

Ung thư tế bào hắc tố là một loại ung thư da có độ ác tính rất cao. Bệnh biểu hiện ở giai đoạn sớm có thể là một nốt ruồi sẫm màu nhưng qua thời gian, nốt ruồi này sẽ to ra và có thể bị lở loét gây chảy máu.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người đã trải qua điều trị ung thư hắc tố sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư da khác. Thậm chí là một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư thận cũng có thể xuất hiện.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư da, bạn cần bảo vệ da tránh khỏi tác hại của tia cực tím bằng cách che chắn da thật kỹ khi ra nắng. Bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế các đồ uống chứa cồn.

Cũng như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, các bệnh ngoài da chính là những cảnh báo sức khỏe bạn cần đặc biệt quan tâm. Đừng bỏ qua dấu hiệu của căn bệnh da liễu nào dù nhỏ nhất vì đó có thể là khởi nguồn cho nhiều bệnh lý nguy hiểm đấy!

Bình luận (2)
binh-luan

stonosacy

17/04/2022

Cialis Acquistp https://bestadalafil.com/ - cialis generic online Amoxicillin Restrictions Bnthpu Cialis Wejvmr Propecia Quartiere Frontale https://bestadalafil.com/ - Cialis
binh-luan

Huỳnh Hồng Phúc

28/02/2022

Tôi có 1 số bệnh về da
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN