ban-do-lupus-nen-hay-khong-nen-dieu-tri
BAN ĐỎ LUPUS: NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐIỀU TRỊ?
06/02/2019 15:56:00 Đăng bởi Hoàng Thị Lâm (0) bình luận

PGS. TS. BSNT. Hoàng Thị Lâm

Ban cánh bướm là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống. Ban nhạy cảm ánh  nắng và thường xuất hiện ở mặt. Ban đỏ khiến bệnh nhân tự ti trong giao tiếp xã hội, đặc biệt ở phụ nữ trẻ. Tổn thương da có thể cải thiện bằng các thuốc điều trị lupus. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng với điều trị. Trong trường hợp này, nên hay không nên điều trị  tiếp và điều trị như thế nào để vừa cải thiện triệu chứng, vừa ít tác dụng phụ? Đây là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân lupus băn khoăn mà chưa có lời giải. Sau đây là trường hợp lâm sàng về một bệnh nhân lupus có ban đỏ ở mặt không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị thông thường. Sau đó bệnh nhân được gửi đến phòng khám PGS Lâm ở N012-2, KĐT Sài Đồng và đã thu được rất nhiều cải thiện. Chúng tôi xin chia sẻ trường hợp lâm sàng này.

Bệnh nhân Đỗ Ngọc T. Địa chỉ: Văn Lâm, Hưng Yên.  Sinh năm 1969, được chẩn đoán SLE một năm nay. Các triệu chứng bệnh hiện ổn định, bệnh nhân khỏe mạnh và vẫn đi tái khám đều đăn. Tuy nhiên, ban lupus đỏ ở  mặt của bệnh nhân thì không thuyên giảm  (ảnh).

            

Ban đỏ ở mặt, khiến bệnh nhân rất tự ti, không dám tham gia hội họp  hoặc đến các nơi công cộng. Thậm chí đi đâu bệnh nhân cũng dùng khẩu trang che mặt.  Bệnh nhân được gửi đến phòng khám PGS Lâm, nhà N012-2, KĐT Sài Đồng, Long Biên để điều trị ban đỏ lupus ở mặt. Sau 1 tháng điều trị cộng với chăm sóc da mặt bằng các sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân lupus, ban đỏ hết hoàn toàn, da trở nên trắng mịn (ảnh).

Vậy nên, ban đỏ lupus điều trị được và nên điều trị để bệnh nhân lupus có thê tự tin gia nhập cộng đồng, gia nhập cuộc sống xã hội bình thường như những người khác.