-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-


BỆNH THẬN LUPUS
02/07/2019 11:44:43
Đăng bởi Hoàng Thị Lâm
(0) bình luận
PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm
Bệnh thận lupus hay còn gọi là viêm thận lupus là tổn thương hay gặp ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Có khoảng 60-70% bệnh nhân lupus có biểu hiện viêm cầu thận. Khi cầu thận bị tổn thương, sẽ không thực hiện được chức năng bình thường của mình, và sẽ gây rò rỉ protein ra nước tiểu. Nếu không được điều trị tốt, bệnh thận lupus sẽ dẫn tới bệnh thận mạn tính và cuối cùng dẫn đến suy thận, nặng hơn nữa sẽ khiến bệnh nhân phải chạy thận lâu dài hoặc thay thận.
Bệnh thận lupus nhiều khi tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng, bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện bệnh trong một lần xét nghiệm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân có các triệu chứng tồn tại liên tục hoặc thoáng qua như: sưng mắt cá chân, sưng mắt hoặc nặng mặt. Tăng cân, tăng huyết áp. Đi tiểu sẫm màu, tiểu có nhiều bọt hoặc đi tiểu đêm nhiều lần.
Không phải tất cả các biểu hiện thận, đường tiết niệu đều là viêm thận lupus. Cần phân biệt, một số trường hợp có tổn thương thận do thuốc, nếu ngừng thuốc, tồn thương sẽ hết. Hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, đây là một trong những biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân lupus. Nếu gặp trường hợp này, bệnh nhân cần phải uống nhiều nước và sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sỹ.
Viêm thận lupus được chẩn đoán dựa vào khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm thận và sinh thiết thận. Có 5 loại viêm thận lupus dựa trên chẩn đoán mô bệnh học qua sinh thiết thận. Điều trị cũng dựa vào kết quả này.
Các thuốc điều trị bệnh thận lupus bao gồm: 1) Corticosteroid: là thuốc hay được sử dụng nhất. Thuốc được dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để hạn chế tác dụng phụ. Trong trường hợp không đáp ứng với corticosteroid, các bác sỹ sẽ sử dụng thuốc 2) Ức chế miễn dịch ví dụ như mycophenolate mofetil, cyclophosphamide, azathioprine v.v…. Đây là các thuốc điều trị ung thư hoặc chống thải ghép trong ghép tạng. Thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch từ đó cải thiện chức năng thận. Lưu ý tác dụng phụ của thuốc. 3) Các thuốc khác cũng hay được dùng là thuốc chống đông, ức chế men chuyển … và các thuốc giúp cải thiện triệu chứng. Trong trường hợp suy thận nặng, bác sỹ có thể cho chỉ đinh chạy thận, từng đợt hoặc chu kỳ. Nếu suy thận giai đoạn cuối, và tìm được thận thay thế, các bác sỹ sẽ cho chỉ định thay thận.
Một số điều cần lưu ý khi có viêm thận lupus: Nên thực hiện chế độ ăn giảm muối. Uống nước vừa đủ để tránh mất nước. Không hút thuốc lá và uống rượu.Tập thể dục đều đặn. Duy trì huyết áp bình thường. Giảm cholesterol và tránh dùng những thuốc có độc tính trên thận.
Tin tức liên quan
Viêm mao mạch dị ứng
02/22/2024 08:02:11
TẾ BÀO GỐC VÀ Y HỌC TÁI TẠO
01/01/2024 14:32:54
LIỆU PHÁP TẾ BÀO CAR-T TRONG ĐIỀU TRỊ SLE KHÁNG TRỊ
11/07/2023 21:05:27
BƯỚC NGOẶT MỚI CHO BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS
07/01/2023 16:55:54
LIỆU PHÁP TẾ BÀO CAR-T TRONG ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
06/22/2023 08:51:27
THUỐC SINH HỌC THỨ HAI ĐƯỢC FDA HOA KỲ CHẤP THUẬN CHO BỆNH NHÂN SLE
06/22/2023 08:32:17
Chế độ ăn của bệnh nhân lupus
04/23/2023 06:34:15
Chia sẻ từ chuyên gia Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng về phản ứng tiêm vắc xin
03/04/2022 10:38:17
Bệnh nhân lupus có thể dùng được vaccine Covid nào?
03/04/2022 10:03:20
Những bệnh nhân lupus khi nhiễm Covid-19 cần làm gì?
03/04/2022 09:20:17
Vaccine Covid-19 và thuốc ức chế miễn dịch: Chỉ định và chống chỉ định
03/04/2022 09:16:56
DỊ ỨNG VACCINE COVID-19
05/15/2021 21:48:40
PHẢN VỆ VÀ VACCINE COVID-19
05/15/2021 21:42:44
CÓ THỂ NGỪNG HOÀN TOÀN GLUCOCORTICOID Ở BỆNH NHÂN LUPUS ĐƯỢC KHÔNG?
03/23/2021 13:46:00
DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ, GIẢI PHÁP NÀO CHO BÉ?
01/31/2021 19:24:10
Hội chứng Antiphospholipid
01/31/2021 18:41:48
BƯỞI VÀ THUỐC CÓ DÙNG KÈM ĐƯỢC KHÔNG?
01/31/2021 17:46:17
VIÊM DA BÀN TAY
11/06/2019 15:06:03
DỊ ỨNG THUỐC, CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
07/07/2019 16:03:45
DỊ ỨNG THUỐC CẢN QUANG
06/23/2019 17:15:06
TỪ A-Z VỀ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
05/30/2019 10:50:21
VẨY NẾN: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
05/12/2019 15:24:47
MÀY ĐAY, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
05/10/2019 05:11:48
HỘI CHỨNG RAYNAUD
02/07/2019 16:22:13
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG VÀ BỆNH ZONA THẦN KINH
02/07/2019 16:21:20
TỔN THƯƠNG HUYẾT HỌC (HỆ TẠO MÁU) Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 16:32:15
BỆNH MÔ LIÊN KẾT HỖN HỢP
02/07/2019 14:01:09
VAI TRÒ CỦA THUỐC CHỐNG SỐT RÉT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 13:57:50
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG (OVERVIEW)
02/07/2019 11:52:14
BENLYSTA (BELIMUMAB)
02/07/2019 11:34:06
VAI TRÒ CỦA HYDROXYCHLOROQUINE ĐỐI VỚI THAI NHI VÀ SẢN PHỤ SLE
02/07/2019 11:19:46
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 10:12:15
TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 10:00:57
Dự phòng dị ứng carbamazepine
02/06/2019 11:17:23
TÁO BÓN Ở TRẺ EM
02/04/2019 23:28:13
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
02/03/2019 06:27:46
VITAMIN D VÀ BỆNH TƯ MIỄN
02/02/2019 22:59:51
MẸ LUPUS VÀ VẤN ĐỀ CHO CON BÚ
02/02/2019 22:51:53
XỬ TRÍ ĐAU HỌNG CẤP TÍNH
01/14/2019 05:57:36
LUPUS SƠ SINH
01/13/2019 10:26:08
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI BỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
12/06/2018 14:07:48
MÀY ĐAY
12/02/2018 05:21:02
VIÊM MŨI DỊ ỨNG
12/01/2018 07:00:39
NHỮNG CÂU HỎI MẸ BẦU LUPUS
11/29/2018 09:16:42