-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-


LIỆU PHÁP TẾ BÀO CAR-T TRONG ĐIỀU TRỊ SLE KHÁNG TRỊ
11/07/2023 21:05:27
Đăng bởi Hoàng Thị Lâm
(0) bình luận
PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm
Cơ chế bệnh sinh chính của lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là phản ứng sai lầm của hệ miễn dịch và yếu tố quan trọng nhất là sự kích hoạt nhầm của các tế bào B tự phản ứng. Việc sản xuất liên tục các tự kháng thể chống lại các thành phần của cơ thể dẫn đến sự hình thành các phức hợp miễn dịch và gây viêm hệ thống với tổn thương các mô, cơ quan đích khác nhau. Thuốc điều trị chủ yếu vẫn là corticosteroid, ức chế miễn dịch, hydroxychloroquine và các thuốc sinh học. Nhiều phương pháp điều trị nhắm mục tiêu vào tế bào B và tế bào T đã được phát triển và thử nghiệm. Trong số này, các kháng thể đơn dòng kháng BAFF belimumab và kháng CD20 rituximab, kháng interferon type I anifrolumab cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị SLE. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị chưa đồng nhất, còn nhiều bệnh nhân SLE kháng trị kể cả với thuốc sinh học do đó việc kiểm soát bệnh chưa triệt để và tỉ lệ tái phát còn cao. Hiện nay, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào CAR-T CD8+ kháng CD19 cho bệnh nhân SLE và thu được hiệu quả rất tốt. .So với liệu pháp kháng thể, tác dụng nhắm mục tiêu của tế bào CAR-T nhanh hơn và kéo dài hơn. Do đó, tiềm năng của liệu pháp CAR-T trong điều trị SLE so với liệu pháp kháng thể đơn dòng cao hơn nhiều. Hiệu quả của liệu pháp tế bào CAR-T thể hiện ở cả những người bệnh SLE nặng, không đáp ứng thuốc, tổn thương nhiều cơ quan. Sau khi điều trị bằng liệu pháp tế bào CAR-T, kháng thể kháng dsDNA và các tự kháng thể khác trong huyết thanh đã giảm đáng kể, nồng độ bổ thể C3 và C4 tăng, tổn thương các cơ quan được cải thiện và điểm SLEDAI giảm mạnh. Tác dụng phụ của liệu pháp tế bào CAR-T chủ yếu là sốt, một số bệnh nhân có hội chứng giải phóng cytokin nhẹ dễ dàng giải quyết bằng kháng IL-6. Hội chứng nhiễm độc thần kinh, nhiễm trùng ít xảy ra. Tóm lại: Liệu pháp tế bào CAR-T kháng CD19 vượt trội hơn so với điều trị bằng kháng thể trong việc đạt được tác dụng tiêu diệt bền vững trên tế bào B, cũng như cho phép kiểm soát bệnh lâu dài.
Tin tức liên quan
Viêm mao mạch dị ứng
02/22/2024 08:02:11
TẾ BÀO GỐC VÀ Y HỌC TÁI TẠO
01/01/2024 14:32:54
BƯỚC NGOẶT MỚI CHO BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS
07/01/2023 16:55:54
LIỆU PHÁP TẾ BÀO CAR-T TRONG ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
06/22/2023 08:51:27
THUỐC SINH HỌC THỨ HAI ĐƯỢC FDA HOA KỲ CHẤP THUẬN CHO BỆNH NHÂN SLE
06/22/2023 08:32:17
Chế độ ăn của bệnh nhân lupus
04/23/2023 06:34:15
Chia sẻ từ chuyên gia Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng về phản ứng tiêm vắc xin
03/04/2022 10:38:17
Bệnh nhân lupus có thể dùng được vaccine Covid nào?
03/04/2022 10:03:20
Những bệnh nhân lupus khi nhiễm Covid-19 cần làm gì?
03/04/2022 09:20:17
Vaccine Covid-19 và thuốc ức chế miễn dịch: Chỉ định và chống chỉ định
03/04/2022 09:16:56
DỊ ỨNG VACCINE COVID-19
05/15/2021 21:48:40
PHẢN VỆ VÀ VACCINE COVID-19
05/15/2021 21:42:44
CÓ THỂ NGỪNG HOÀN TOÀN GLUCOCORTICOID Ở BỆNH NHÂN LUPUS ĐƯỢC KHÔNG?
03/23/2021 13:46:00
DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ, GIẢI PHÁP NÀO CHO BÉ?
01/31/2021 19:24:10
Hội chứng Antiphospholipid
01/31/2021 18:41:48
BƯỞI VÀ THUỐC CÓ DÙNG KÈM ĐƯỢC KHÔNG?
01/31/2021 17:46:17
VIÊM DA BÀN TAY
11/06/2019 15:06:03
DỊ ỨNG THUỐC, CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
07/07/2019 16:03:45
DỊ ỨNG THUỐC CẢN QUANG
06/23/2019 17:15:06
TỪ A-Z VỀ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
05/30/2019 10:50:21
VẨY NẾN: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
05/12/2019 15:24:47
MÀY ĐAY, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
05/10/2019 05:11:48
HỘI CHỨNG RAYNAUD
02/07/2019 16:22:13
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG VÀ BỆNH ZONA THẦN KINH
02/07/2019 16:21:20
TỔN THƯƠNG HUYẾT HỌC (HỆ TẠO MÁU) Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 16:32:15
BỆNH MÔ LIÊN KẾT HỖN HỢP
02/07/2019 14:01:09
VAI TRÒ CỦA THUỐC CHỐNG SỐT RÉT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 13:57:50
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG (OVERVIEW)
02/07/2019 11:52:14
BỆNH THẬN LUPUS
02/07/2019 11:44:43
BENLYSTA (BELIMUMAB)
02/07/2019 11:34:06
VAI TRÒ CỦA HYDROXYCHLOROQUINE ĐỐI VỚI THAI NHI VÀ SẢN PHỤ SLE
02/07/2019 11:19:46
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 10:12:15
TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
02/07/2019 10:00:57
Dự phòng dị ứng carbamazepine
02/06/2019 11:17:23
TÁO BÓN Ở TRẺ EM
02/04/2019 23:28:13
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
02/03/2019 06:27:46
VITAMIN D VÀ BỆNH TƯ MIỄN
02/02/2019 22:59:51
MẸ LUPUS VÀ VẤN ĐỀ CHO CON BÚ
02/02/2019 22:51:53
XỬ TRÍ ĐAU HỌNG CẤP TÍNH
01/14/2019 05:57:36
LUPUS SƠ SINH
01/13/2019 10:26:08
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI BỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
12/06/2018 14:07:48
MÀY ĐAY
12/02/2018 05:21:02
VIÊM MŨI DỊ ỨNG
12/01/2018 07:00:39
NHỮNG CÂU HỎI MẸ BẦU LUPUS
11/29/2018 09:16:42